BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
NGUYỄN TRÃI
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Hoàn cảnh sáng tác
Sau khi đại thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và cử Nguyễn Trãi viết Đại Cáo Bình Ngô.
Mục đích:+ Để tổng kết lại quá trình 10 năm kháng chiến .
+ Tuyên cáo nền độc lập tự chủ của Đại Việt.
+Ca ngợi truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của dân tộc.
2/ Thể loại Cáo
Cáo là thể văn nghị luận cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Đối tượng sử dụng: vua chúa hoặc thủ lĩnh
Nội dung: trình bày những chủ trương chính trị hay tuyên bố một sự kiện chính trị ,xã hội …
Cáo: Cáo thường
Đại cáo
Thường được viết bằng văn xuôi hay văn vần, lối văn biền ngẫu
Lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc
3/ Ý nghĩa nhan đề
Đại cáo: tên thể loại – bài cáo lớn.
Bình: dẹp yên, bình định, ổn định.
Ngô:+ chỉ giặc Minh,vua Minh quê ở đất Ngô.
+ Quân xâm lược phương Bắc.
+ sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc sâu sắc.
Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô cho thiên hạ biết.
4/ Bố cục
Đoạn 1: “Từng nghe … còn ghi”: nêu cao luận đề chính nghĩa
Đoạn 2: “Vừa rồi … chịu được”: Vạch trần tội ác giặc Minh
Đoạn 3: “Ta đây … xưa nay”: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa
- Đoạn 4: “Xã tắc … đều hay”: Tuyên bố kháng chiến thắng lợi, rút ra bài học lịch sử
1/ Luận đề chính nghĩa:
a/ Tư tưởng nhân nghĩa
Nhân nghĩa:là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cở tình thươngvà đạo lí.
Với Nguyễn Trãi:là “yên dân”, “trừ bạo.”
+ Yên dân: lo cho dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
+ Trừ bạo: tiêu diệt kẻ tham tàn bạo ngược.
Lấy dân làm gốc và gắn với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
b/ Chân lí độc lập:
- Có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử: tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời: “từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác”…
Khẳng định lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh – là cuộc chiến đấu vì nghĩa, vì dân.
-Các yếu tố căn bản xác định độc lập, chủ quyền dân tộc: cương vực, lãnh thổ, phong tục, văn hiến, lịch sử, truyền thống anh hùng, hào kiệt…..
Cách thể hiện:
+ Nhấn mạnh tính hiển nhiên vốn có
+ Sử dụng biện pháp so sánh, sóng đôi
+ Giọng văn đĩnh đạc, trịnh trọng
Tư tưởng mới mẻ, sâu sắc thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
2. Tố cáo tội ác của giặc Minh:
a/ Nội dung tố cáo:
Vạch trần âm mưu của giặc Minh: mượn danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” để cướp nước ta.
“Nhân họ … gây hoạ”
Lập trường dân tộc
Chủ trương cai trị phản nhân nghĩa:
+ Huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội
“Nướng dân đen”, “vùi con đỏ”
+ Bóc lột thuế khoá nặng nề:
+ Vơ vét tài nguyên sản vật:
+ Phá hoại môi trường sống:
+ Đày đoạ, phu dịch, phá hoại nghề truyền thống
Lập trường nhân bản
b/ Nghệ thuật:
Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Tội ác man rợ kiểu trung cổ của giặc Minh
-Nghệ thuật đối lập:nhân dân vô tội không còn đường sống như con mồi>
+ Lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để nói cái vô han (tội ác của giặc), dùng cái vô cùng (nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của kẻ thù) .
+Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết: khi uất ức hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào tấm tức
3/ : Quá trình của cuộc kháng chiến
a/ Hình ảnh của Lê Lợi buổi đầu cuộc kháng chiến
Có sự thống nhất giữa con người bình thường và vị lãnh tụ
+ Xuất thân bình thường: chốn hoang dã.
+ Cách xưng hô khiêm nhường: “tôi”, “ta”.
+ Có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc:
“Ngẫm thù lớn há đội trời
Căm giặc nước thề không cùng sống”
+ Quyết tâm thực hiện lý tưởng:
“Đau lòng nhức óc”, “Nếm mật nằm gai”, “quên ăn”, “trằn trọc”, “băn khoăn”…
Lê Lợi là vị anh hùng áo vải, xuất thân từ nhân dân, có lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân nồng nàn với quyết tâm chiến đấu chống giặc.Là linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn.
b/ Miêu tả quá trình cuộc kháng chiến
* Những khó khăn ,thuận lợi buổi đầu:
-Khó khăn:
+ Binh lực yếu hơn kẻ thù.
+ Thiếu nhân tài.
+Quân thiếu, lương thực cạn.
-Thuận lợi:
+Có thái độ chân thành khi cầu hiền
+ Có ý chí khắc phục khó khăn.
+Có chiến lược ,chiến thuật phù hợp.
Đường lối lãnh đạo tài tình sáng suốt .
Vì thế mà nhân dân,tướng sĩ tin tưởng đoàn kết một lòng đánh giặc.
** Quá trình phản công:
-Tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến :nhân nghiã
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
-Bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
-Nghệ thuật:
+Hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên,vũ trụ:sấm ,chớp…
+Liệt kê, đối lập tương phản,trùng điệp…
+Câu văn dài,ngắn khác nhau.
+Giọng văn hào hùng mạnh mẽ.
Ngợi ca chiến thắng của quân ta,thấy rõ hình ảnh thảm bại của địch( ham sống,sợ chết).
4/ Lời tuyên bố hoà bình độc lập:
Giọng văn trang nghiêm trịnh trọng khẳng định với toàn dân về:
+ Nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại.
+ Mở ra một kỷ nguyên mới và tương lai mới:Độc lập tự chủ ,xây dựng phát triển.
-Bài học lịch sử: Tinh thần đoàn kết toàn dân,kết hợp sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại.truyền thống dt…
Chủ đề:
Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự cường, tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta và tài lãnh đạo nghĩa quân của Lê Lợi trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc
III/ TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
IV.Luyện tập:
Nhân nghĩa là tư tưởng lớn xuyên suốt bài cáo:
-Với dân ta:chăm lo cuộc sống cho dân ,khoan thư sức dân,bảo vệ cuộc sống cho dân.Muốn vậy phải chiến đấu đuổi giặcbảo vệ chủ quyền đất nước.
-Với kẻ thù:Nhân nghĩa ở kế sách đánh giặc “mưu phạt tâm công”.Mở đường hiếu sinh giữ quan hệ hoà hiếu :cấp ngựa,thuyền cho về nước.
hay quá
Trả lờiXóacứ thoải mái mà soạn
Trả lờiXóa