Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Bình ngô đại cáo














( BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO )
- Nguyễn Trãi -
I. CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRÃI.
- Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh - Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây)
- Ông là con trai của Thái học sinh (Tiến sĩ) Nguyễn Ứng Long và là cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Đó là 1 gia đình có truyền thống yêu nước và văn hoá, văn học.
A. PHẦN I : TÁC GIẢ.
- Tuổi thơ của Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát (5tuổi mồ côi mẹ, 10 tuổi ông ngoại mất).
- Năm 1400 (20 tuổi): Đỗ thái học sinh ( Tiến sĩ ) ra làm quan dưới triều Hồ 7 năm.
- Năm 1407 giặc Minh xâm lược nước ta, cha bị bắt đưa sang TQ, ông kiên quyết từ chối mọi sự mua chuộc dụ dỗ của kẻ thù xâm lược, nuôi chí lớn “Đền nợ nước, trả thù nhà”
- Thời kì khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427): Là vị quân sư số một, giúp Lê Lợi vạch chiến lược tiêu diệt kẻ thù xâm lược, giữ trọng trách về ngoại giao, chính trị.
* Tóm lại: Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, là nhà văn toàn tài số một trong lịch sử phong kiến VN. Xứng đáng là bậc danh nhân văn hoá thế giới.
- Nguyễn Trãi cũng là một con người đã phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến VN.
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN.
1. Những tác phẩm chính.
- Văn thơ chữ Hán: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Chí Linh sơn phú”, “Lam Sơn thực lục”, “Dư địa chí”…
- Văn thơ chữ Nôm: “Quốc âm thi tập”…
2. Giá trị cơ bản của thơ văn Nguyễn Trãi.
a. Giá trị nghệ thuật
- Văn chính luận: Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt.
- Thơ Nguyễn Trãi: Có cống hiến đặc biệt trong thơ Nôm, Sáng tạo cải biến thể lục ngôn, thơ thất ngôn chen lục ngôn.
- Sử dụng nhiều từ thuần Việt, nhiều hình ảnh quen thuộc, dân dã: Cây chuối, hoa sen, ao bèo, rau muống, mùng tơi...
- Ông vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
 NT là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán hay chữ Nôm, văn chính luận hay thơ trữ tình đều có những thành tựu nghệ thuật lớn. 
b. Giá trị nội dung
- Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, biểu hiện ở:
+ Thái độ căm thù, tố cáo tội ác của giặc xâm lược.
+ Khát vọng xây dựng nền thịnh trị, dân giùa nước mạnh.
 Thơ văn Nguyễn Trãi đặc biệt thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Tâm hồn của một bậc anh hùng vĩ đại hài hoà trong con người bình dị, gần gũi với khát vọng lớn lao cho dân, cho nước.

III. KẾT LUẬN CHUNG
- Về nội dung: thơ văn Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
- Về nghệ thuật:
+ Đạt thành tựu lớn trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, văn chính luận và thơ trữ tình cả về thể loại và ngôn ngữ.
+ Thơ văn NT phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của người anh hùng vĩ đại và con người đời thường bình dị.
 NT xứng đáng là nhà văn chính luận kiện xuất, nhà thơ trữ tình sâu sắc, là người mở đầu cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt, làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp.
B. Phần II: TÁC PHẨM “ĐẠI CÁO BÌNH NGô ”.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Đặc trưng cơ bản của thể loại cáo.
- Là loại văn cổ để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp hoặc tuyên bố một sự kiện trọng đại.
2. Tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”.
a. Nhan đề:
- “Đại cáo” Tuyên bố, tuyên cáo rộng khắp những điều quan trọng.
- “Bình Ngô”: dẹp yên giặc Ngô (giặc Minh)
 Bài cáo có ý nghĩa trọng đại của quốc gia, được công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô. Hàm ý thể hiện sự khinh bỉ, căm thù đối với giặc Minh xâm lược. 
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đầu năm 1428, bài cáo ra đời trong không khí hào hùng phấn khởi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược kết thúc thắng lợi.
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BỐ CỤC
1. Đọc diễn cảm:
- Đoạn 1: Giọng trang trọng, đĩnh đạc.
- Đoạn 2: Giọng đanh thép, sôi sục căm thù.
- Đoạn 3: Lúc chậm rãi tha thiết, lúc hào hùng, mạnh mẽ, nhanh gấp.
- Đoạn 4: Thư thái trầm lắng.
2. Bố cục:
- Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa.
- Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc Minh.
- Đoạn 3: Thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đoạn 4: Tuyên bố nền độc lập, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
III. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Đoạn 1:
a. Tư tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
+ “Nhân nghĩa”: là mối quan hệ giữa người với nguời trên cơ sở tình thương và đạo lý. Nhân nghĩa là yên dân trừ bạo (tiêu diệt bọn tham tàn, bạo ngược để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân.
+ “Yên dân”: Nhân dân được sống yên lành, hạnh phúc trong một Đất nước độc lập.
+ “Trừ bạo”: diệt trừ kẻ tàn bạo xâm lược đất nước và bọn tham tàn trong nước.
 Cốt lõi của lịch tư tưởng nhân nghĩa: Là lấy dân làm gốc, vì dân mà diệt trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân.Vì vậy nd ta chiến đấu chống quân xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lý chính nghĩa.

b. Khẳng định tư cách độc lập của đất nước, của dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác…”
- Những yếu tố cơ bản khẳng nước Đại Việt tồn tại độc lập:
+ Tên nước
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Lãnh thổ, ranh giới
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử các triều đại
+ Truyền thống anh hùng
 Tác giả sử dụng một loạt những từ ngữ mang sắc thái nhấn mạnh với giọng văn trang trọng, mạnh mẽ, thể hiện niềm tự hào về tư cách độc lập, tự hào về truyền thống anh hùng vẻ vang của dân tộc.
Đều là những căn cứ chắc chắn trong thực tế lịch sử dân tộc.
c. Tác giả nêu những dẫn chứng trong thực tế lịch sử:
“ Lưu Cung tham công nên thất bại…còn ghi”
+ Lưu Cung
+ Triệu Tiết
+ Toa Đô, Ô Mã
 Càng khẳng định sức mạnh chính nghĩa của dân tộc. Đặc biệt, tiếp tục thể hiện niềm tự hào dân tộc.
2. Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc
“ Nhân họ Hồ chính sự phiền hà ...
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ”
Âm mưu, mục đích của giặc Minh bị vạch rõ ntn? Từ ngữ nào tập trung phản ánh rõ bản chất âm mưu,
mục đích của giặc Minh?
Những tướng giặc cầm quân xâm lược nước ta  Đều thất bại nhục nhã.
- Tác giả dùng những từ ngữ có giá trị lột trần những luận điệu nhân nghĩa, giả dối “Phù Trần diệt Hồ” của giặ Minh, chúng lợi dụng cơ hội để thực hiện âm mưu xlược nước ta.
- Tác giả tố cáo những tội ác của giặc Minh xâm lược:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ.
…Ai bảo thần dân chịu được”
+ Chúng tàn sát, giết hại người vô tội.
+ Bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, huỷ hoại cả môi trường sự sống.
 Tác giả vận dụng kết hợp những chi tiết hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với tình cảch người dân vô tội.
=> Giọng văn khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết. Tác giả đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo, lên án giặc Minh, bảo vệ quyền sống cho nhân dân.
3. Đoạn 3:
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
“ Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa
….. Đương mạnh”
- Tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi - Người lãnh tụ nghĩa quân:
+ Ngẫm, căm giặc nước, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, vẫn đắm đăm..., dốc lòng, gắng chí.
 Một loạt những từ ngữ khắc hoạ phẩm chất, ý chí của người lãnh tụ: Có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn, có ý chí quyết tâm thực hiện hoài bão lí tưởng, tiêu diệt kẻ thù để cứu nước, cứu dân.

* Những khó khăn ở buổi đầu: 
“Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.
….quân không một đội”
- Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.
 Những khó khăn thiếu thốn chồng chất.
 Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.
* Vận dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà...
+ Tướng sĩ một lòng phụ tử...
+ Thế trận xuất kì...
+ Dùng quân mai phục...
Đoàn kết, đồng lòng, vận dụng những mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
=> Qua hình tượng Lê Lợi, Tác giả NT đã khắc hoạ được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm , tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc trong thời đại chống ngoại xâm.
b. Giai đoạn phản công - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động.
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang.
=> Nghệ thuật Miêu tả các trận đánh:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với những hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ.
- Lối liệt kê liên tiếp nhiều dẫn chứng cụ thể, lối kết hợp những câu văn khi dài, khi ngắn biến hoá linh hoạt, tạo giọng điệu mạnh mẽ, dồn dập, giàu cảm hứng anh hùng ca.

* Hình ảnh quân thù: 
“Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lí An, Phương chính nín thở cầu thoát thân.
… …vẫn tim đập chân run.”
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống sợ chết, tất cả bọn chúng đều hèn nhát, đều thất bại thảm hại.
=> Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp với những hình ảnh mang tính tượng trưng, đặc biệt với thủ pháp đối lập: Qua đó càng nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang và bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Càng nêu bật những thất bại thảm hại của kẻ thù.
4. Đoạn 4: Tuyên bố độc lập
- Giọng văn thư thái, trịnh trọng, trang nghiêm: Tuyên bố chấm dứt chiến tranh khẳng định nền độc lập thái bình.
III. TỔNG KẾT.
1. Giá trị nghệ thuật.
- Bố cục: Chặt chẽ cân đối.
- Câu văn, giọng văn linh hoạt.
- Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khía quát.
2. Giá trị nội dung.
- Bài cáo đã khái quát quá trình kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
- Qua đó tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

Qua phần vừa đọc, chuẩn bị ở nhà
Em hãy tóm tắt những điểm
nổi bật về cuộc đời, con người Nguyễn Trãi.


- Qua những điểm nổi bật về cuộc đời về con người NT: Em có nhận xét gì về cuộc đời và con người ông?
- Hãy khái quát những giá trị cơ bản về nội dung , 
nghệ thuật của thơ văn NT?

Tư tưởng nhân nghĩa được nêu rõ ở 
những câu nào? Cốt lõi của tư tưởng 
nhân nghĩa theo Nguyễn Trãi là gì?

Nguyễn Trãi 
đã khẳng định điều gì? Để khẳng định
điều đó ông đã nêu những 
yếu tố cơ bản nào?

Phần còn lại của đoạn 1: 
Nêu ra những 
dẫn chứng cụ thể nào? 
cách nêu dẫn chứng thực tế 
này có ý nghĩa gì 
Ở đoạn này: Tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng ai?

Những khó khăn của cuộc khởi nghĩa ở buổi đầu được tập trung phản ánh qua chi tiết nào? 
Để khắc phục những khó khăn chồng chất, Nghĩa quân đã vận dụng những chiến thuật quân sự ntn? 

Ở những trận đánh này: Hình ảnh kẻ thù được phản ánh qua những nhân vật tiêu biểu nào? Bọn chúng đều có kết cục giống nhau ntn? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh kẻ thù?
E có cảm nhận gì về giọng văn 
của đoạn này? Lời tuyên bố đã nêu lên bài học lịch sử gì cho dân tộc? Bài học đó có ý nghĩa gì đối với hậu thế?

Bố cục tác phẩm chia
làm mấy phần?
Ý nghĩa từng phần?
Đoạn văn
miêu tả 
tội ác
của giặc 
Minh?

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2013 Lương Thanh Tường
Liên Hệ : Luongthanhtuong24.6.1997@gmail.com
GoogleComments RSS
Chuyển Lên Trên
Chuyển Lên Trên