SA HÀNH ĐOẢN CA
(Bài ca ngắn đi trên bãi cát)
Sống trong xã hội mục nát của triều Nguyễn không ít những nhà Nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà Nho ấy. Và để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu tác phẩm ”Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát).
Tác giả Cao Bá Quát: sinh năm 1809 mất năm 1855. Quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ông là người có tài cao, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời, như người đời phong là “thần Siêu thánh Quát”. Cao Bá Quát có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, phóng khoáng. Ông ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
Trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị), hình ảnh trập trùng của các bãi cát dài, sóng biển, núi non là những hình ảnh thực tác động vào tâm tưởng đã gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.
“Sa hành đoản ca” thuộc loại thơ cổ thể - một thể ca hành không bị gò bó về luật, không hạn chế về số câu và gieo vần linh hoạt.
Bốn câu đầu bài thơ trải mở hình ảnh bãi cát mênh mông và con nguời đi trên bãi cát
Bãi cát lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Thời gian nhuốm xế chiều, mặt trời đã lặn khuất vậy mà không gian những bãi cát dài và đường đi cứ rộng mênh mông; người đi trên cát mờ mịt như chìm vào khoảng không bất tận. Thế mới thấu hiểu cảnh ngộ của người đi đường trơ vơ, không sao ngăn nỗi nước mắt rơi lã chã. Bãi cát dài, mênh mông là nét tả thực; nó giống như cuốn phim quay chậm từng bước chân trĩu nặng của người đi trên cát thật khó nhọc, gian lao. Qua nét tả thực này cho ta thấy nét tượng trưng của hình ảnh thơ chính là môi trường xã hội ngột ngạt, con đường đời đầy chông gai mà con người buộc phải dấn thân để mưu cầu công danh. Hình ảnh vừa thực vừa tượng trưng ấy cho ta thấy được rằng đường công danh của tác giả trải qua rất nhiều gian truân, nhiêu khê và lắm nỗi gập ghềnh. Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ cộng với nhịp ngắt khỏe khoắn (2/3) trong hai câu thơ mở đầu đã gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc:
Trường sa / phục trường sa
Nhất bộ / nhất hồi khứ
Trong bài thơ, tâm sự và tâm trạng của người đi trên bãi cát được tác giả tập trung khắc họa rõ nét trong sáu câu thơ tiếp theo.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi !
Đọc thoáng qua ta cứ ngỡ nhà thơ như tự trách mình “không học được tiên ông phép ngủ” nhưng suy đi nghĩ lại mới thấm thía cái bức bối, cái phản kháng mà Cao Bá Quát muốn chống lại thói làm ngơ, nhắm mắt, thói an phận thủ thường của một lớp người trong xã hội. Và bởi lẽ đó mà nhà thơ mới cô độc, lạc loài một mình giữa sa mạc mênh mông.
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Nhà thơ không bị hòa tan trong thế giới danh lợi hư vô kia, cứ mặc cho họ chen chúc nhau trong “phường danh lợi” mà “tất tả” chạy ngược, chạy xuôi ví như ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến. Để riêng tác giả chiêm nghiệm ra rằng: xã hội mà ta đang sống đây “người say vô số, tỉnh bao người?”. Cách nói ấy của tác giả nhằm mục đích làm rõ sự đối lập giữa mình với đông đảo phường chạy theo danh lợi.
Tứ thơ càng đến cuối cùng càng như chát đắng bởi nhà thơ đang phải đối diện với tâm trạng bi phẫn của chính mình, để chua xót nhận ra cái kẻ sĩ là ta đây đã lạc chân trong đường cùng nghẽn lối.
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Đặt ra câu hỏi: đi tiếp hay dừng lại đây? Nỗi băn khoăn, trăn trở trong tư tưởng nhà thơ đã mâu thuẫn hết sức sâu sắc. Ông phải làm gì giữa khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mờ mịt hay xông pha trên con đường tìm lí tưởng với cầu an, hưởng lạc.
Những hình ảnh “khúc đường cùng”, “Núi non, sông biển bủa vây trước mặt” đều cực tả sự bế tắc, không lối thoát trên đường đời – con đường đi tìm lí tưởng. Tác giả đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ dẫn tới nguy cơ lạc hậu, nguy cơ bị xâm lược đang đến gần. Câu hỏi tu từ, câu cảm thán: Bãi cát dài bãi cát dài ơi, Tính sao đây?- diễn tả tâm trạng băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc của nhân vật trữ tình.
Kết thúc bài thơ tác giả ngậm ngùi tự hỏi:“Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”
đứng lại giữa bãi cát mà tự hỏi, mà nghi ngờ cả sự tồn tại của mình thì khối mâu thuẫn lớn đúng là đang đè nặng lên tâm trí nhà thơ. Nhưng qua đó tất cả đã vẽ lên vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời, một cái tôi phóng khoáng, ngông nghênh và kiêu bạc chỉ mang riêng tên Cao Bá Quát.
“Sa hành đoản ca” - khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi đường đã dạy cho ta một thái độ sống đúng đắn khi biết phê phán và chống lại các biểu hiện tiêu cực; phải biết đề cao đạo nghĩa trong xã hội mình đang tồn tại.
SA HÀNH ĐOẢN CA
(Bài ca ngắn đi trên bãi cát)
Sống trong xã hội mục nát của triều Nguyễn không ít những nhà Nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà Nho ấy. Và để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu tác phẩm ”Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát).
Tác giả Cao Bá Quát: sinh năm 1809 mất năm 1855. Quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ông là người có tài cao, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời, như người đời phong là “thần Siêu thánh Quát”. Cao Bá Quát có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, phóng khoáng. Ông ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
Trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị), hình ảnh trập trùng của các bãi cát dài, sóng biển, núi non là những hình ảnh thực tác động vào tâm tưởng đã gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.
“Sa hành đoản ca” thuộc loại thơ cổ thể - một thể ca hành không bị gò bó về luật, không hạn chế về số câu và gieo vần linh hoạt.
Bốn câu đầu bài thơ trải mở hình ảnh bãi cát mênh mông và con nguời đi trên bãi cát
Bãi cát lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Thời gian nhuốm xế chiều, mặt trời đã lặn khuất vậy mà không gian những bãi cát dài và đường đi cứ rộng mênh mông; người đi trên cát mờ mịt như chìm vào khoảng không bất tận. Thế mới thấu hiểu cảnh ngộ của người đi đường trơ vơ, không sao ngăn nỗi nước mắt rơi lã chã. Bãi cát dài, mênh mông là nét tả thực; nó giống như cuốn phim quay chậm từng bước chân trĩu nặng của người đi trên cát thật khó nhọc, gian lao. Qua nét tả thực này cho ta thấy nét tượng trưng của hình ảnh thơ chính là môi trường xã hội ngột ngạt, con đường đời đầy chông gai mà con người buộc phải dấn thân để mưu cầu công danh. Hình ảnh vừa thực vừa tượng trưng ấy cho ta thấy được rằng đường công danh của tác giả trải qua rất nhiều gian truân, nhiêu khê và lắm nỗi gập ghềnh. Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ cộng với nhịp ngắt khỏe khoắn (2/3) trong hai câu thơ mở đầu đã gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc:
Trường sa / phục trường sa
Nhất bộ / nhất hồi khứ
Trong bài thơ, tâm sự và tâm trạng của người đi trên bãi cát được tác giả tập trung khắc họa rõ nét trong sáu câu thơ tiếp theo.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi !
Đọc thoáng qua ta cứ ngỡ nhà thơ như tự trách mình “không học được tiên ông phép ngủ” nhưng suy đi nghĩ lại mới thấm thía cái bức bối, cái phản kháng mà Cao Bá Quát muốn chống lại thói làm ngơ, nhắm mắt, thói an phận thủ thường của một lớp người trong xã hội. Và bởi lẽ đó mà nhà thơ mới cô độc, lạc loài một mình giữa sa mạc mênh mông.
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Nhà thơ không bị hòa tan trong thế giới danh lợi hư vô kia, cứ mặc cho họ chen chúc nhau trong “phường danh lợi” mà “tất tả” chạy ngược, chạy xuôi ví như ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến. Để riêng tác giả chiêm nghiệm ra rằng: xã hội mà ta đang sống đây “người say vô số, tỉnh bao người?”. Cách nói ấy của tác giả nhằm mục đích làm rõ sự đối lập giữa mình với đông đảo phường chạy theo danh lợi.
Tứ thơ càng đến cuối cùng càng như chát đắng bởi nhà thơ đang phải đối diện với tâm trạng bi phẫn của chính mình, để chua xót nhận ra cái kẻ sĩ là ta đây đã lạc chân trong đường cùng nghẽn lối.
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Đặt ra câu hỏi: đi tiếp hay dừng lại đây? Nỗi băn khoăn, trăn trở trong tư tưởng nhà thơ đã mâu thuẫn hết sức sâu sắc. Ông phải làm gì giữa khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mờ mịt hay xông pha trên con đường tìm lí tưởng với cầu an, hưởng lạc.
Những hình ảnh “khúc đường cùng”, “Núi non, sông biển bủa vây trước mặt” đều cực tả sự bế tắc, không lối thoát trên đường đời – con đường đi tìm lí tưởng. Tác giả đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ dẫn tới nguy cơ lạc hậu, nguy cơ bị xâm lược đang đến gần. Câu hỏi tu từ, câu cảm thán: Bãi cát dài bãi cát dài ơi, Tính sao đây?- diễn tả tâm trạng băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc của nhân vật trữ tình.
Kết thúc bài thơ tác giả ngậm ngùi tự hỏi:“Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”
đứng lại giữa bãi cát mà tự hỏi, mà nghi ngờ cả sự tồn tại của mình thì khối mâu thuẫn lớn đúng là đang đè nặng lên tâm trí nhà thơ. Nhưng qua đó tất cả đã vẽ lên vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời, một cái tôi phóng khoáng, ngông nghênh và kiêu bạc chỉ mang riêng tên Cao Bá Quát.
“Sa hành đoản ca” - khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi đường đã dạy cho ta một thái độ sống đúng đắn khi biết phê phán và chống lại các biểu hiện tiêu cực; phải biết đề cao đạo nghĩa trong xã hội mình đang tồn tại.
bài ca ngắn đi trên bãi cá
bài ca ngắn đi trên bãi cá
bài ca ngắn đi trên bãi cá
bài ca ngắn đi trên bãi cá
Lương Thanh Tường
0 nhận xét