Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Đọc truyện Tấm Cám,anh(chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?



Đọc truyện Tấm Cám,anh(chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái

ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

*Gợi ý xây dựng dàn ý:

A. Tìm hiểu đề

- Thể loại: Nghị luận xã hội (vấn đề xã hội đặt ra trong TPVN)

- Phạm vi tài liệu: "Tấm Cám" và thực tế

- Nội dung: Qua truyện cổ tích "Tấm Cám" => cuộc đấu tranh giữa thiện - ác.

B. Lập dàn ý:

1. Mở Bài:

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã

hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người.....

Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, ( tham khảo ở đây ) từ đó cho thấy cuộc đấu

tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

2. Thân bài

- Vì đây là bài phát biểu suy nghĩ nên ko có luận điểm nào thống nhất. Có thể

khai triển theo các ý như sau:

+) Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn

cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng

nhân hậu. Truyện TC cũng ko ngoại lệ, T là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì

mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng....Bạn nên dẫn ra những

câu nói lên sự bất công mà cuộc đời đã giành cho T (như làm lụng vất vả...). Chú ý

khi xen dẫn chứng nên chú ý những chi tiết có sự xuất hiện của Bụt => chỉ có những

người có tấm lòng trong sạch mới có thể lam cảm động những thế lực siêu nhiên (như

ông Bụt, bà Tiên ..v..v). Nên chú ý nói đến 4 giai đoạn trong cuộc đời T.

+)Trong xã hội nay: Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có

những bất công. Nên vận dụng những kiến thức thực tế trong cuộc sống để làm sáng

tỏ ý này.

===> Dù là XH xưa và nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái

THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. những người sống ác độc luôn phải chịu những

hậu quả nặng nề.

- Quy luật:" Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

+)Rút ra bài học cho bản thân

3. Kết luận

- Chốt lại vấn đề.

* Bài viết tham khảo:

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam . Nó mang

đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện

đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi  đã nghe bà kể từ lâu

nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được

bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng

ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi

của em.Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương

khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn

tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết

thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi

được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật

sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu

tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét

đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo.

Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để

xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược  đãi cô Tấm  đã thể hiện rõ cho

chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình

thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn

tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công

dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi

chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn

nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết

thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh

phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao

Đọc truyện Tấm Cám,anh(chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái

ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Đọc truyện Tấm Cám,anh(chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái

ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

1 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2013 Lương Thanh Tường
Liên Hệ : Luongthanhtuong24.6.1997@gmail.com
GoogleComments RSS
Chuyển Lên Trên
Chuyển Lên Trên