“Đừng gọi tôi là hiệp sĩ”
LTS. Có lẽ dư vị đắng nhất mà năm
Nhâm Thìn để lại trong tất cả chúng ta không phải là những lao đao bất
ổn trong một nền kinh tế khủng hoảng, mà chính là sự suy thoái về đạo
đức xã hội. Hàng loạt vụ án man rợ, trong đó không ít trường hợp gây án
với cả người thân của mình, khiến bao người rúng động tự hỏi chừng nào
sự băng hoại này mới chạm tới đáy? May mắn thay, lòng tốt vẫn còn. Các
nhân vật trong chuyên đề cuối năm này đến từ nhiều tỉnh thành: Cà Mau,
TP.HCM, Quy Nhơn, với những nghĩa cử gây xúc động lòng người, chính là
niềm hy vọng còn lại của chúng ta.
SGTT.VN
- Vụ cô gái chạy xe SH bị cướp chém gần lìa tay dưới chân cầu Phú Mỹ
diễn ra đã hơn hai tháng. Nghi can đã bị bắt. Chị Nguyễn Thị Ngọc Thuý,
nạn nhân vụ cướp cũng đã xuất viện. Nhưng nhiều người vẫn xúc động với
chi tiết được tường thuật qua báo chí: một người đàn ông đã chở cô gái
tới bệnh viện cấp cứu trong khi số đông e ngại đứng nhìn nạn nhân bê bết
máu nằm bên vệ đường. Chúng tôi vừa gặp lại người đàn ông ấy, anh Đặng
Văn Nỡ, 43 tuổi.
>> Gần nghìn khẩu súng đạn nhựa trên xe khách>> Con đường trượt ngã của vợ bí thư xã chém người
Anh Đặng Văn Nỡ. Ảnh: Trọng Văn
|
Anh Nỡ gợi ý điểm hẹn là quán nước mía
trên con đường nhỏ trước nhà anh ở quận 2. Mang khuôn mặt hiền lành,
dáng ốm và nước da đen đặc trưng của người làm mướn, anh đề nghị không
gọi anh là hiệp sĩ bởi “việc làm ấy là bình thường”.
Anh
Nỡ kể: trên đường về sau khi bán hàng cho người ta, lúc xe đổ dốc cầu
Phú Mỹ một đoạn, qua ánh đèn xe qua lại anh thấy một nhóm người tụ tập.
Cứ tưởng bọn trẻ đánh nhau gì đó, nhưng khi tới gần hơn anh thấy một cô
gái đang nằm dưới đất, có mấy thanh niên tay cầm mã tấu vây quanh. “Tui
chỉ kịp dừng xe cách một đoạn, kêu lớn nhằm doạ chúng: “Tụi bây làm gì
đó?” Có một đứa trong nhóm trả lời: “Hỏi cái gì!” rồi chạy tới phía
tui”. Rất may cách đó không xa có một chốt dân phòng, anh liền chạy đến
trình báo sự việc rồi lập tức quay lại hiện trường đuổi theo bọn cướp.
Đuổi một đoạn đường dài thì mất dấu, anh quay lại xem cô gái có sao
không. Lúc đó người tụ tập rất đông quanh cô gái bê bết máu do bị chém
vào tay. Anh lập tức dìu cô gái lên xe, chở đến bệnh viện quận 2 trong
tình trạng một tay lái xe, một tay vòng ra sau đỡ nạn nhân bởi cô gái đã
ngất xỉu.
Trong lúc các bác sĩ sơ
cứu, anh điện thoại về nhà kêu vợ mang tới 2 triệu đồng phòng khi phải
đóng viện phí. Tiền chưa kịp mang đến thì các bác sĩ ở đây yêu cầu
chuyển nạn nhân về bệnh viện Nhân dân Gia Định. Anh đề nghị được đi theo
xe cấp cứu. Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được yêu cầu chuyển tới bệnh
viện Chấn thương chỉnh hình, anh lại theo xe: “Làm thủ tục cho cô gái ở
phòng cấp cứu, nói tui là người dưng, thấy cổ bị cướp, thương tích nặng
như vậy nên giúp, các bác sĩ không thu viện phí và chăm sóc tận tình.
Sau khi cô gái tỉnh lại, tui chủ động liên lạc cho người nhà cổ. Lúc họ
tới thì tui mới an tâm đi về”. Khi đó là 4 giờ sáng...
Thông tin anh cung cấp cho cơ quan điều tra cùng đặc điểm nhận dạng bốn tên cướp đã góp phần giúp công an tóm gọn nghi phạm sau đó không lâu.
Thông tin anh cung cấp cho cơ quan điều tra cùng đặc điểm nhận dạng bốn tên cướp đã góp phần giúp công an tóm gọn nghi phạm sau đó không lâu.
Ít
ai biết đằng sau việc thiện anh làm, lại là nỗi lo của người vợ, dù cảm
thông nghĩa cử của chồng. Đâu chỉ lo trong cái đêm anh theo xe cấp cứu
từ bệnh viện này qua bệnh viện khác, còn nỗi sợ bị đồng bọn băng cướp
trả thù – tâm lý bình thường của một người vợ toan lo nghèo khó với xe
hàng rong cùng chồng nuôi hai con ăn học. Với vợ, anh cười xuề thuyết
phục: “Cứu người thì tốt chứ không có sao đâu”. Với người bảo anh ôm rơm
nặng bụng, anh cũng chỉ cười: “Hàng xóm giúp nhau có gì đâu mà kể công”
(vì về sau này anh Nỡ mới biết cô gái mình cứu ở cách nhà không xa).
Vợ
chồng anh vẫn đang quày quả mưu sinh, dồn tình thương và niềm kỳ vọng
vào hai con. Mong ước của anh là công việc ổn định, để những dịp tết
nhất như thế này sắm được đồ tết, mua đồ mới cho con.
0 nhận xét