Rong ruổi Làng Cổ Phước Tích
Lâu rùi Z khôn viết bài chi mới cho diễn đàn hết tề, nhân dịp có buổi tối rảnh rỗi như ri miền xin mạn phép đưa vài hình ảnh về 1 địa danh du lịch mà Z vừa chụp được để mọi người cùng xem.
Mọi chuyện phải được bắt đầu từ một buổi trưa không thích ngủ, rứa là Z lổm nhổm bò dậy, xách xe kẹp máy ảnh đi chơi ...
Trước đó vài tiếng, Z bắt đầu nghiên cứu bản đồ: con đường quốc lộ 1A để dẫn đến làng cổ Phước Tích, thôn Phước Phú - xã Phong Hòa - huyện Phong Điền - Huế. Ngôi làng cổ với truyền thống làm gốm hơn 500 năm tuổi.
Nhìn bản đồ thấy đường ngắn cậm vài centimet rứa thôi, chơ phóc lên xe đi mới thấy hắn xa vô hậu kế đợi pà kon nợ. Chạy mãi chạy hoài khôn tới nơi, cho đến khi tui thấy tấm bảng như ri:
Mình đã chạy tót thấu Quảng Trị mờ vẫn chưa chộ làng Phước Tích mô hết, hoảng hồn luôn
Rứa là qua lời chỉ đường của một mệ tốt bụng, miền đã đánh liều băng qua biên giới Huế - Quảng Trị , sau đó may mắn thay tìm được làng cổ cách đó > 4km !
Thì ra làng cổ Phước Tích mang tiếng là thuộc địa phận của Huế, nhưng phải chạy vòng qua Quảng Trị, đến Mỹ Chánh thì mới vô thấu được. Làng ni nằm giáp ranh với Quảng Trị, dọc theo dòng sông Ô Lâu hiền hòa ...
Đi vào thêm 1 đoạn nữa như bản chỉ dẫn, Z tìm thấy một cái "sơ đồ làng" khá chi tiết đặt ở ngã 3 đường. Rứa là chộp ảnh lại để mò mẫm vô làng liền
Theo lời báo chí nhan nhãn khắp internet đồn đại rằng: " Làng cổ Phước Tích thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh Tông, được đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn của cả nước. Kết quả điều tra bước đầu cho biết trong số 117 ngôi nhà của làng Phước Tích hiện còn 27 ngôi nhà rường - vườn truyền thống, trong đó có 12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.
Không những vậy, làng còn có hàng loạt hệ giá trị văn hóa được xem là đầy đủ, độc đáo và hiếm hoi. Cụ thể như: hệ thống thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng như đình, chùa; hệ thống nhà thờ họ, đền, miếu, am...; cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xóm làng nhuần nhị, xanh tươi ngút ngàn; đặc biệt là không gian và văn hóa sống cộng đồng đặc trưng, thuần khiết của làng quê Việt còn được tiếp tục bảo tồn, duy trì tại làng... " (langcophuoctich.com)
Sự thật ntn?
Sự thật là ...
Ở đây có nhiều cái nhà cổ dã man ...
Những ngôi nhà này nằm rải rác khắp làng, đặc biệt là đều hướng về phía sông, đối diện với từng cái bến Z đi qua
Một trong số các bến dọc đường đi nè:
Tại mỗi bến đều được tạc lại số năm xây dựng. Nghe đồn mấy cái bến ni rất linh thiêng và đều có đền thờ. Người dân ở đây thường ra đây để làm lễ cúng, bái. Lúc Z đi qua cũng gặp 1 nhóm dân làng đang soạn đồ ra cúng rất thành khẩn.
Ngoài nhà rường cổ ra, ở đây có tóa lọa lọa nhà thờ họ, kiểu kiểu đại loại như ri thì phải:
Cả cái ni nữa - nơi hội họp của dân làng:
Do k có ai hướng dẫn, nên Z chạy mãi vẫn k tìm được Miếu Cây Thị nằm chỗ mô hết, vì rứa nên cây thị > 500 tuổi vẫn chưa được chộ, hehe ...
Thôi thì, ta lại tiếp tục đi theo lời đồn, tìm đến lò gốm vậy.
Ngày miền tới, thầy dạy làm gốm đang đi dự triển lãm nên chỉ có một số người dân đến tự học với nhau mà thôi.
Lò gốm cũng được đặt cạnh sông, gió thổi mát lồng lộng ... một khung cảnh rất hài hòa, bình yên:
Lò nung này bà con:
Gốm làm thử, mấy loại như ri chừ k tiêu thụ đc nữa rồi:
Hôm nớ cũng gặp nguyên 1 bầy con nít chạy theo đuôi đòi chụp ảnh , ví dụ điển hình:
Cái bàn ni để làm gốm đây, bây giờ người ta toàn dùng điện, k xoay như lúc trước nữa:
Thường ngày ở đây luôn có thầy để hướng dẫn cho những ai muốn học hỏi cách làm gốm, rất nhộn nhịp và thú vị. Ngày nớ thì chỉ có một số học trò ở lại, đang đúc thạch cao cho các tác phẩm vỡ lòng kiểu như thế này:
Trái đu đủ với cấy dĩa đó, hehe. Thấy cũng đẹp chơ hấy! Z cũng có bon chen làm mờ "gớm" quá nên k chụp lại nơi
Còn cái ni, có ai biết là cấy chi và dùng để mần chi khôn?
Một lò gốm cũ:
Theo lời các học trò gốm ở đây, nghề gốm có rất nhiều điều hay ho, ko chỉ là một nghề, một loại nghê thuật mà còn là một liệu pháp tốt để thư giãn. Con người một khi đã đắm mình cho một tác phẩm nào đó, thì có nghĩa là họ đang phiêu thật sự trong thế giới của nghệ thuật tạo hình. Ấy vậy mà, không chỉ ngôi làng này mà cả nghề gồm đang dần bị mất đi, thế hệ trẻ không còn tha thiết với cái nghề truyền thống với nhiều giá trị về thẫm mỹ lẫn văn hóa này nữa. Những người tìm đến đây đa số vì hiếu kỳ (như Z ).
Ai cũng tự hào về ngôi làng được công nhận là di sản văn hóa này, và ai cũng canh cánh những nỗi niềm riêng - nỗi niềm cho những giá trị tốt đẹp đang dần bị lãng quên.
0 nhận xét